Bất ngờ với 5 kỹ năng trẻ học được từ lập trình
Ngôn ngôn ngữ lập trình được thể hiện trong nhiều gói phần mềm viết mã và lập trình dành riêng cho trẻ em. Tiêu biểu có thể kể như ứng dụng mBlock phép trẻ em biết mã đơn giản và thực hiện các dự án lập trình bằng việc kéo, thả các khối lệnh.
Thời đại công nghệ ngày càng phát triển thì nhiều phụ huynh hướng con em mình đến với ngành lập trình máy tính nhiều hơn. Đó không đơn thuần là mong muốn tương lai trẻ trở thành một nhà khoa học máy tính mà sẽ giúp trẻ khám phá nhiều tiềm năng vốn có, cùng với đó là cơ hội phát triển các kỹ năng mềm.
Dưới đây là những kỹ năng mà trẻ sẽ đạt được khi làm quen và học lập trình viết mã.
1. Tư duy toán học
Coding Robot mày nói cách khác là việc mã hóa cho phép người dùng giao tiếp với máy tính qua ngôn ngữ tính toán. Máy tính sẽ được thực hiện hướng dẫn theo đúng với nghĩa đen.
Vì thế để tạo chức năng máy tính một cách chính xác trẻ phải biết cách hình thành nên những suy nghĩ sau đó viết mã một cách rõ ràng và có logic. Để đạt được mục tiêu đó trẻ bắt buộc phải chia nhỏ các vấn đề phức tạp và giải quyết nó theo cách hệ thống nhất.
Sau đó xác định những chi tiết cần thiết và có liên quan để tìm sự liên kết trong một tổng thể phức tạp. Hay nói cách khác trẻ sẽ học cách suy nghĩ và thực hành giống như một hệ thống máy tính.
Với kỹ năng tư duy toán học này cho phép trẻ áp dụng những cách tiếp cận hợp lý và hơn hết biết cách phân tích và lập kế hoạch để giải quyết một vấn đề cụ thể.
2. Tư duy phản biện
Với kỹ năng này yêu cầu mọi người phải liên hệ để tìm ra những cái nhìn khác nhau về cùng một vấn đề từ đó tìm ra giải pháp giải quyết phù hợp.
Theo nhiều nghiên cứu lập trình có khá nhiều điểm tương đồng với tư duy phản biện. Đối với việc viết mã lập trình hay tư duy phản biện đều không có câu trả lời đúng nhất cho một câu hỏi.
Trong quá trình viết mã và lập trình trẻ sẽ tìm thấy nhiều phương pháp khả thi cho cùng một vấn đề không nhất thiết có một đáp án đúng duy nhất.
Từ đó trẻ sẽ suy nghĩ toàn diện hơn, sâu sắc hơn, biết cách thử nghiệm tất cả các chiến thuật để kết luận một đáp án phù hợp nhất. Trong thực tế đời sống cũng vậy những kỹ năng này sẽ giúp cho trẻ có suy nghĩ linh hoạt và cởi mở hơn để giải quyết những vấn đề.
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề thực tế
Quá trình lập trình hay mã hóa đều là công việc diễn ra duy nhất một lần cả hai hành động này đều cần người lập trình phân tích thử nghiệm và tìm ra lỗi sai.
Để có kết quả cho là lý tưởng nhất các lập trình viên phải xác định rõ ràng vấn đề để tìm ra giải pháp tối ưu nhất. Hệ thống ngôn ngữ tính toán đều được mã hóa tổ chức hệ thống và bài bản.
Vậy khi giải quyết vấn đề mã hóa nào đó lập trình viên không thể giải quyết vấn đề nếu không lên kế hoạch tổ chức rõ ràng. Kế hoạch đó có thể bao gồm các quy tắc đảm bảo tính logic đằng sau ngôn ngữ mã hóa.
Bằng cách này lập trình viên sẽ giải quyết và giải mã một vấn đề phức tạp thành nhiều vấn đề đơn giản ghép lại với nhau. Những lập trình viên nhí sẽ có được sự tự tin khi giải quyết các vấn đề đơn giản thành công, đó là bước đầu tiên để vượt qua thử thách.
4. Khả năng sáng tạo
Việc viết mã đối với trẻ là một quá trình với kết thúc mở cực kỳ linh hoạt. Vì vậy cho phép trẻ thực hành và không bị giới hạn. Qua đó trẻ có thể tìm ra nhiều giải pháp để giải quyết một vấn đề và biến những ý tưởng tưởng chừng như khó thực hiện thành hiện thực bằng cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình có cấu trúc sẵn có.
Ví dụ tiêu biểu với phần mềm viết mã mBlock trẻ có thể thực hành kỹ năng viết mã trực quan dễ hiểu thông qua việc kéo thả các khối lệnh như một trò chơi ghép hình.
Bên cạnh đó có thể áp dụng khả năng thẩm mỹ của người thiết kế vào một dự án ví dụ như tạo một game mini hoặc lập trình robotics. Với cách viết mã này lập trình viên nhí phát triển và hoàn thiện tất cả não bộ từ đó thúc đẩy khả năng sáng tạo toàn diện hơn.
5.Kỹ năng giao tiếp
Có nhiều ý kiến sai lầm rằng việc viết mã cho trẻ em là một quá trình độc lập và khô khan. Thế nhưng thực tế quá trình này rất cần sự giao tiếp giữa người viết mã để hoàn thành một dự án.
Thông qua một chương trình mã hóa nào đó trẻ sẽ cải thiện kỹ năng viết và kỹ năng diễn đạt tốt hơn.
Mặt khác quá trình viết mã đối với trẻ là sự giao tiếp với những cỗ máy tính sao cho hệ thống máy tính có thể hiểu lệnh và nhiệm vụ của chúng là viết mã một cách chính xác, logic và ngắn gọn. Qua đó trẻ sẽ cải thiện kỹ năng viết lách khi soạn thảo các đoạn mã để xây dựng các dự án thực tế.
Bên cạnh đó các gói lập trình cơ bản như mBlock đã xây dựng thành công cộng đồng mã hóa xung quanh các sản phẩm của người dùng. Với cộng đồng người dùng trên khắp thế giới từ độ tuổi 6 đến 18 cùng chia sẻ ý tưởng và niềm đam mê của mình thông qua ngôn ngữ tính toán và lập trình. Điều này đã phá vỡ tất cả những rào cản về văn hóa hay quốc tịch đưa người dùng yêu thích lập trình đến gần nhau hơn.
Hơn thế nữa mã hóa lập trình được sử dụng nhiều hơn trong việc giảng dạy tại các đơn vị cơ sở trường học hay các trung tâm lập trình. Qua đó những lập trình viên tương lai có cơ hội làm việc nhóm và tạo ra những dự án lý tưởng với những người có cùng đam mê.
Ứng dụng viết mã mblock được phát triển và thiết kế dành riêng cho giáo dục STEAM. Đây được đánh giá là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất cho trẻ em trên thế giới hiện nay. Ngôn ngữ lập trình Scratch, AI hay IoT giúp trẻ học mã hóa thông qua thiết kế trò chơi và giải quyết những vấn đề được đặt ra.
Với 5 kỹ năng chủ yếu mà trẻ sẽ đạt được thông qua việc làm quen và học lập trình chắc chắn nhiều bậc phụ huynh trong thời gian tới hướng con em mình tới bộ môn thú vị này.
Với các ứng dụng viết mã dành riêng cho trẻ em trong đó có mblock chắc chắn sẽ giải quyết vấn đề học lập trình khô khan theo quan niệm nhiều người vẫn hiểu sai về nó.